Custom Search

Saturday, February 21, 2009

Roi loan tien dinh - Chong mat


Rối loạn tiền đình - chóng mặt

"Rối loạn tiền đình" là tiếng dùng để dịch chữ "Vestibular dysfunction". Triệu chứng chung của rối loạn tiền đình (RLTDD) là chóng mặt, chóng mặt thật sự, nghĩa là bệnh nhân thấy bản thân mình quay hoặc cảnh vật chung quay quay, có cảm giác mất thăng bằng giống như khi ta tự quay tròn nhiều vòng rồi đột ngột dừng lại.Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể buồn nôn và ói mửa.


Y khoa phân biệt 2 nhóm rối loạn về cơ chế kiểm soát thăng bằng của cơ thể: nguyên nhân tại hệ thần kinh trung ương (não, tiểu não,thân não) và nguyên nhân ngoại biên (hệ thống tiền đình, liên hệ tới tai trong và giây thần kinh số 8).



  • rối loạn cơ chế giữ thăng bằng do nguyên nhân hệ thần kinh trung ương thì nguy hiểm (thí dụ tai biến mạch não, nghẹt máu tiểu cầu, bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), bệnh tai trong Menière, hay do bướu mọc trong thần kinh thính giác (acoustic neuroma), v..v..)

  • rối loạn do nguyên nhân ngoại biên (hệ thống tiền đình, liên hệ tới tai trong và giây thần kinh số 8) thường không nguy hiểm.


Xin kể 1 số bệnh lý:

1/ Viêm thần kinh sọ nảo số 8 (rối loạn do nguyên nhân ngoại biên).

Đây là 1 tình trạng lành tính (benign disorder), thường hay bị tái phát, thường do siêu vi trùng (virus) …, thường ở nguới trẻ tuổi hoặc trung niên. Lúc đầu có thể bị nôn, ói, chứng giật mắt (nystagmus) về phiá bên tai bị. Sau đó thì 1 ít bị nôn oí. Chứng nầy sẻ tự khỏỉ nhưng sẻ tái phát. Chứng nầy không bị ù tai, không bị giảm thính giác (hearing loss).

Thử nghiệm: Ngoài việc khám lâm sàng thần kinh kỷ lưởng , nên làm thêm : caloric testing : nhỏ nước lạ.nh, ấm vào tai để kích thích các phản ứng giật mắt (nystagmus) , electronystagmography, Chụp MRI tai và nảo để loại ra các bệnh nặng hơn như: bưóu, acoustic neuroma , thiếu máu (infarction của cuống não (brain stem), tiểu não (cerebellum)

Điều trị: vì thường là do virus nên không có trị liệu chuyên biệt, Thuôc trị chóng mặt : Antivert ( meclizine ) ,các thuốc antihistamine khác…. Anticholinergic ( scopolamine…). Xin nhấn mạnh: những thuốc tôi nêu ra đây chỉ có tính cách thông tin, bạn phải hội ý với bác sỉ của bạn đang điều trị trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

2/ Benign Paroxysmal Positional Vertigo (tạm dịch Chóng Mặt Lành Tính do tư thế) (rối loạn do nguyên nhân ngoại biên)

Đây cũng là 1 tình trạng lành tính, bị chóng mặt do 1 tư thế nào đó, thí dụ nằm 1 bên, ngẩng đầu lên để nhìn 1 cái gì đó

Nguyên nhân: thoái hoá 1 trong các cơ quan của hệ Tiền Đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ , nghẻn tắc động mạch tiền đình ..

Điều trị: Tránh nhửng tư thế gây ra chóng mă.t Nếu không khỏỉ co’thể giải phẩu tàch rời nhánh cuả thần kinh số 8 ..

3/ Meniere’s disease (bệnh tai trong) (do nguyên nhân trung ương : nguy hiểm)

Triệu chứng: chóng mặt nhiều, nôn, oí, u` tai cảm giác tai bị đầy

4/ Một số nguyên nhân khác như:

· huyết áp thấp (hypotension)

· đường huyết thấp (lượng đường trong máu thấp, hypoglycemia )

· tim loạn nhịp (cardiac arrhymia)

· phản ứng phụ cuả 1 số thuốc: đa số các thuốc trị bệnh tâm thần, 1 số thuốc trị cao áp huyết, kháng sinh loạI aminoglycoside, ...

· thiếu máu (anemia)




(Tổng hợp từ internet)

3 comments:

Unknown said...

Chứng bệnh rối loạn tiền đình thường có các dấu hiệu như, đau đầu , buồn nôn, chóng mặt ... Các biểu hiện này rất tương đồng với các bệnh tim mạch, thiếu máu, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não. Nên người bệnh thường dùng thuốc không đúng đắn. Chính vậy nên khi bạn có những triệu chứng trên cần đi thăm khám bác sỹ để bắt bệnh đúng bệnh giúp bạn chữa trị rối loạn tiền đình một cách chính xác nhất

Thu Minh said...

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng căn bệnh rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh nguy hại, nhưng mà nếu không điều trị kịp thời, rối loạn tiền đình có thể để lại những biến thể khó lường. Từ ấy điều trị căn bệnh rối loạn tiền đình càng sớm càng tốt cho sức khỏe người bệnh. Xem thêm: Nguyên nhân rối loạn tiền đình

WorldNews said...

cách chữa bệnh rối loạn tiền đình nào đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay