BỆNH ĐAU DẠ DÀY VÀ VIRUS HP
(Tóm tắt từ những thông tin đọc từ web)
Nếu đau bao tử (dạ dày) thì tốt nhất là dùng củ Nghệ đen với Mật ong la tốt nhất. Hoặc hiện nay tây y qua xét nghiệm máu có thể xác định được vi trùng HP gây viêm loét bao tử, bạn chỉ cần uống thuốc trong 2 tuần lễ là khỏi thôi.
Vi trùng nào gây ra viêm dạ dày ? Vi trùng này có thường gặp không?
Đó là vi trùng Helicobacter, thường được gọi tắt là H. pylori. Đây là nguyên nhân thường gây ra viêm dạ dày nhất.
Theo một số nghiên cứu, ngay cả đánh giá một cách dè dặt, người ta cho rằng vi trùng này hiện diện trong khoảng phân nửa dân số thế giới. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra nhiễm trùng mạn tính ở loài người.
Tuy nhiên, mức độ bị nhiễm vi trùng tương đối khác nhau khá nhiều ở các nước với mức phát triển khác nhau:
- Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ, vi trùng hiếm khi tìm thấy ở trẻ dưới mười tuổi, sau đó tăng lên 10 phần trăm ở tuổi 18 đến 30, và đến 50 phần trăm ở người trên 60.
- Ở các nước đang phát triển, hầu hết trẻ em bị nhiễm H. pylori trước 10 tuổi, và hơn 80 phần trăm người lớn bị nhiễm trước tuổi 50.
Ngoài việc gây ra viêm dạ dày, vi trùng này còn có thể gây ra những bệnh gì?
Ngoài việc gây ra viêm dạ dày, H. pylori còn có thể gây ra loét dạ dày cũng như phần đầu của ruột non, gọi là tá tràng, và ung thư dạ dày.
Vi trùng này lan truyền bằng cách nào?
H. pylori thường được lan truyền từ người này qua người khác qua đường miệng qua miệng hoặc phân qua miệng, vì vi trùng này có thể nằm trong nước bọt và phân. Một vài ví dụ về các cách có thể làm lan truyền vi trùng này:
- Ăn uống các thức bị nhiễm phân, ví dụ như nước giếng, ao, sông, hồ..., bị nhiễm mà chưa được nấu sôi trên năm phút
- Trẻ em nuốt phải nước dơ khi bơi ở hồ, ao, sông, suối, ăn phải những rau quả bị nhiễm bị nhiễm nước dơ, ví dụ như được rữa bằng nước không sạch
- Sống chung ở những nơi đông đúc, chật chội, cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm, ví dụ, nhà đông người, có nhiều anh chị em, ngủ chung giường, vùng không có nước máy.
Vi trùng H. pylori thường gặp như vậy và lại còn có thể gây ra ung thư, vậy thì những ai cần được xét nghiệm để tìm vi trùng này?
Một cách thật ngắn gọn:
- Những người cần được xét nghiệm tìm vi trùng này nhất là những người đang bị hoặc có tiền sử đã từng bị loét dạ dày hoặc tá tràng (tức là phần đầu của ruột non, ngay sát với dạ dày).
- Cần chú ý là ngay cả những người bị loét dạ dày, tá tràng do thuốc cũng nên được xét nghiệm tìm vi trùng này
- Những người mà trong gia đình có người bị ung thư dạ dày
- Những người bị đau dạ dày, khó tiêu, mà không biết có bị loét dạ dày không, cũng nên thử tìm vi trùng H. pylori
- Nếu không có triệu chứng mà cũng không có tiền sử bị bệnh, thì không cần thử
Làm cách nào để tìm vi trùng này trong cơ thể ?
Có nhiều cách khác nhau để xác định việc cơ thể bị nhiễm vi trùng. Nói một cách rất vắn tắt, điều này có thể được thực hiện bằng cách thử máu, thử hơi thở, thử phân, hoặc đưa ống soi vào bao tử và lấy một số mô bao tử để tìm sự hiện diện của vi trùng H. pylori bằng nhiều phương cách khác nhau.
Thuốc Bismuth:
- Hầu hết những người đau bao tử đều nhiễm chung một loại vi khuẩn giống nhau. Đó là Helicobacter pylori . Người ta phát hiện ra Bismuth và một số loại kháng sinh có khả năng giết được vi khuẩn này . Bismuth được bán tại các nhà thuốc tây dưới dạng thuốc viên hay thuốc nước màu hồng dùng để trị tiêu chảy. Khi uống nhớ theo liều lượng trên nhãn thuốc.
Lưu ý: Thuốc bismuth không hề được Cục Quản Lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (F.D.A.) công nhận là thuốc trị bao tử.
@ Những điều cần biết khác:
Ngoài những phương pháp chính kể trên, những kiến thức nhỏ sau đây cũng không nên bỏ qua khi bạn bị bệnh đau bao tử.
- Thuốc xoa dịu tạm thời: Tất cả các loại antacid bán trên thị trường đều có thể xoa dịu chứng đau bao tử. Điển hình như các hiệu Mylanta và Maalox .
- Đừng dùng aspirin: Thuốc này chỉ có thể trị các chứng đau nhức thông thường, và thường làm bệnh bao tử tệ hơn. Bớt tiêu thụ chất sắt .
- Chất sắt: có khả năng ăn mòn bao tử (tuy rất yếu). Nếu bạn đang uống chất sắt mỗi ngày (chất sắt - Iron, được bán cùng với các loại sinh tố tại các tiệm thuốc tây), hãy ngưng uống. Các rau cải chứa nhiều chất sắt như rau dền, rau muống, sà-lách xong... không có hại lắm .
- Xuất huyết bao tử: Nếu bạn có triệu chứng đi tiêu ra máu hoặc phân mầu đen, mửa ra máu hoặc những hột mầu nâu như bã cà phê sau khi pha, hãy khám bác sĩ lập tức. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của xuất huyết tiêu hóa, có thể gây tử vong . Đau bao tử là một bệnh có chu kỳ. Bạn sẽ thấy nó tự động hết sau một vài năm
Trích từ:
http://www.suckhoe360.com/Hoi-dap-chuyen-gia/Cac-benh-thuong-gap/Doi-dieu-ve-vi-trung-gay-viem-da-day.php
http://blog.360.yahoo.com/blog-QE3YUpUlf6gqYzxuTk9H?p=1899
http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071222024840AAsN575