Custom Search

Saturday, February 21, 2009

Viem hong cap va man tinh



VIÊM HỌNG CẤP VÀ MÃN TÍNH
Tài liệu chuyên sâu - Tai Mũi Họng


Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy có thể nói là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Họng là một ống cơ màng nối từ vòm họng xuống miệng thực quản, tiếp giáp ở dưới với thanh quản (ở trước) thực quản (phía sau) và được chia làm 3 phần: họng mũi, họng miệng và hạ họng.
Niêm mạc họng thuộc tế bào gai với biểu bì nhiều tầng, trong lớp đệm có nhiều tuyến nhầy và nang lympho. Ở vùng họng mũi và họng miệng, có những vùng rất giàu các nang lympho tập trung thành những khối gọi là vòng Waldeyer.

Sinh lý:
Họng có các chức năng: nuốt, thở, phát âm, nghe và bảo vệ.
Chức năng bảo vệ của họng có được nhờ vòng bạch huyết Waldeyer.


II. VIÊM HỌNG CẤP TÍNH


Là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em nhất là về mùa đông khi thời tiết thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm A, viêm mũi, viêm xoang v.v... hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi.
Cần nhắc lại rằng viêm họng cấp tính tức là viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng kết hợp chủ yếu với viêm A khẩu cái, một số ít trường hợp kết hợp với viêm A đáy lưỡi.
Trong viêm họng cấp, chúng ta nghiên cứu chủ yếu là viêm họng đỏ cấp, viêm họng bạch hầu và viêm họng Vincent do tính chất thường gặp và các sự trầm trọng của các biến chứng của chúng.

A. VIÊM HọNG Đỏ CấP:
Chiếm 90% viêm họng cấp. Rất thường gặp trong mùa lạnh khi thời tiết thay đổi.
1. Virus, vi khuẩn:
a. Virus :
Là chủ yếu chiếm 60 - 80% gồm Adénovirus, virus cúm, virus para - influenzae, virus Coxsakie, virus Herpès, virus Zona, EBV.
b. Vi khuẩn:
Ít gặp hơn, chiếm 20 - 40% gồm liên cầu  tan huyết nhóm A (còn các nhóm B, C, G ít gặp), Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn kị khí.
Các vi khuẩn Neiseria, phế cầu, mycoplasme rất hiếm gặp.
2. Nguyên nhân:
Do thời tiết thay đổi, nhất là về mùa lạnh. Viêm họng đỏ cấp thường bắt đầu bằng sự nhiễm vi rút. Sau đó do độc tố của vi rút, cấu trúc giải phẩu của amiđan và sức đề kháng của cơ thể đã gây nên sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như liên cầu, phế cầu và đặc biệt nguy hiểm là loại liên cầu khuẩn tan huyết  nhóm A.
Bệnh lây lan bằng nước bọt, nước mũi.
3. Lâm sàng:
Bệnh thường xảy ra đột ngột .
a. Triệu chứng toàn thân:
Sốt vừa (38 - 390) hoặc sốt cao, người ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn.
b. Triệu chứng cơ năng:
Lúc đầu là cảm giác khô nóng ở trong họng, dần dần đau rát trong họng nhất là khi nuốt kể cả chất lỏng. Khi ho, khi nói thì đau nhói lên tai.
Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy.
Giọng nói mất trong và có thể khàn tiếng nhẹ.
Thường có kèm theo chảy mũi nhầy và tắc mũi.
c. Triệu chứng thực thể:
Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và có những mao mạch nổi rõ.
Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp nhầy trắng như nước cháo phủ trên mặt A.
Trụ trước và trụ sau cũng đỏ.
Có hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.
Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết và hốc mũi đọng xuất tiết nhầy.
4. Tiến triển :
Nếu là do virus, bệnh thường kéo dài 3 - 5 ngày thì tự khỏi, các triệu chứng giảm dần.
Nếu là do vi khuẩn bội nhiễm đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài ngày hơn và đòi hỏi 1 sự điều trị kháng sinh có hệ thống để tránh các biến chứng có thể xẩy ra.
5. Biến chứng :
a- Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy hoặc áp xe quanh A. Viêm tấy hoặc áp xe các khoảng bên họng, áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ 1-2 tuổi. Viêm tấy hoại thư vùng cổ rất hiếm gặp nhưng tiên lượng rất nặng.
b- Biến chứng lân cận: Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi. Viêm tai giữa cấp. Viêm mũi viêm xoang cấp.
c- Biến chứng xa: Đặc biệt nếu là do liên cầu  tan huyết nhóm A có thể gây viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc Rendu Osler, choáng nhiễm độc liên cầu hoặc cá biệt có thể nhiễm trùng huyết.
6. Điều trị:
Điều đáng nhấn mạnh ở đây là nhiều tác giả đều thống nhất là mọi viêm họng đỏ cấp đơn thuần hoặc có chấm mủ trắng hoặc bựa trắng trên bề mặt amiđan, xuất hiện ở bệnh nhân trên 3 tuổi đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp do liên cầu khi không có xét nghiệm định loại virus hoặc vi khuẩn.
Do đó thái độ điều trị như sau:
a. Hoặc là điều trị bằng kháng sinh một cách hệ thống:
Penicilline V uống: 50 - 100.000 UI/kg cho trẻ em và 3 triệu UI cho người lớn chia làm 3 - 4 lần trong ngày, kéo dài 10 ngày.
Hoặc tiêm bắp thịt một liều duy nhất của Penicilline chậm loại Benzathine - Penicilline G với liều 6.000 UI cho trẻ <>30 kg và 2,4 triệu UI cho người lớn.
Hoặc céphalosporine thế hệ I, hoặc Penicilline A trong 10 ngày.
Trường hợp dị ứng với PNC, thì có thể thay thế bằng nhóm macrolide như Josacine, Dynabac hoặc Rulid trong 10 ngày, hoặc Zithromax trong 5 ngày.
b. Hoặc làm xét nghiệm vi trùng rồi điều trị chứng bằng các thuốc hạ sốt, kháng viêm, giảm đau khi thấy các triệu chứng còn nhẹ.
Khi có kết quả vi trùng trong 3 - 4 ngày sau sẽ hiệu chỉnh điều trị.
c. Điều trị tại chỗ: súc họng và nhỏ mũi.


B. VIÊM HọNG LÓET: chiếm 5%.
Chúng ta chỉ đề cập đến viêm họng Vincent.
Là loại viêm họng 1 bên, thường gặp ở thiếu niên và người trẻ. Thể trạng suy nhược nhưng sốt không cao. Đau cổ, nuốt đau nhẹ một bên, đặc biệt hơi thở hôi thối. Khám họng thấy amiđan bị loét, bề mặt được bao phủ bởi một lớp bựa vàng dày nhưng sờ bằng ngón tay thấy Amygdale mềm mại. Vài hôm sau giả mạc rụng đi để lại một vết lóet không sâu, bờ cao, thành đứng, đáy màu xám hoại tử. Xét nghiệm vi khuẩn thấy sự phối hợp của thoi và xoắn trùng không đặc hiệu.
Điều trị bằng Penicilline.


C. VIÊM HọNG GIả MạC: chiếm 2 - 3%.
Trước hết phải nghĩ đến viêm họng bạch hầu là 1 bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Klebs - Loefler gây nên với đặc điểm là viêm họng có giả mạc lan rộng, có phản ứng hạch và toàn thân có hội chứng nhiễm độc. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và có thể gây tử vong.
1. Triệu chứng:
Bệnh có các thể lâm sàng khác nhau là thể thông thường, thể phối hợp và thể ác tính.
a. Triệu chứng toàn thân:
Thường thể hiện bằng hai hội chứng lớn là nhiễm độc và nhiễm khuẩn. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, trẻ sốt vừa 38 - 3805 bắt đầu từ từ người mệt mỏi, da xanh, không chịu chơi, biếng ăn, có khi mệt lả, mạch yếu có khi không đều, đái ít, nước tiểu đỏ, có thể có albumin. Ở thể ác tính trẻ sốt cao, vật vả, xanh tái, dẫn tới mê sảng.
b. Triệu chứng cơ năng:
Chủ yếu là đau họng, lúc đầu đau nhẹ, sau đau tăng dần.
Chảy nước mũi nhầy, có khi lẫn máu.
Nếu giả mạc lan xuống hạ họng hoặc thanh quản, em bé có ho, khàn tiếng, khó thở thanh quản nặng dần.
c. Triệu chứng thực thể:
Khám họng thấy giả mạc mỏng hoặc dày, màu trắng hoặc xám, có khi xám đen phủ trên bề mặt amiđan, lan đến các trụ, có khi đến tận lưỡi gà và thành sau họng. Giả mạc rất dính khó bóc, dễ chảy máu và không tan trong nước, lấy đi giả mạc hình thành lại rất nhanh.
Trước bệnh nhân có giả mạc như vậy, nhất thiết phải quệt để soi tươi và nuôi cấy tìm vi khuẩn bạch hầu.
2. Tiến triển:
Thường là nặng cần phải điều trị kịp thời.
Ở thể nhẹ, nếu điều trị có thể khỏi nhanh chóng.
Ở thể nặng, có thể chết nhanh chóng trong vài ngày do nhiễm độc. Dù được điều trị tích cực, bạch hầu họng cũng có thể lan xuống thanh quản gây bạch hầu thanh quản làm bệnh nhân khó thở có thể tử vong.
3. Điều trị :
Tiêm ngay huyết thanh chống bạch hầu (SAD) 10 - 30.000U cho trẻ em, 30 - 50.000U cho người lớn theo phương pháp Besredka: nửa liều tiêm dưới da, nửa liều tiêm bắp thịt. Trước khi tiêm cần thử phản ứng với 0,1ml dung dịch pha loãng 1/1000 tiêm trong da.
Tiêm ngay Penicilline liều cao (hoặc macrolide nếu có dị ứng với NPC).
Đồng thời phối hợp với tiêm Corticoides.
Giải độc tố: tiêm ngay 1/10ml dưới da, 3 ngày sau tiêm 1/2ml, rồi cách 5 ngày lại tiêm 1ml, rồi 2ml, 3ml.
Nghỉ ngơi tuyệt đối, đề phòng biến chứng tim dùng spartein hoặc Vitamin B1, Vitamin C. Ở thể nặng có suy tim loạn nhịp, tiêm Uabain, strychnin.
Nếu có biến chứng xuống thanh quản cần mở khí quản.


III. Viêm họng mạn tính:

Viêm họng mạn tính là một bệnh thường gặp, nam nhiều hơn nữ.
1. Nguyên nhân thuận lợi:
a. Do viêm mũi, viêm xoang gây tắc mũi phải thở miệng đồng thời mũi chảy xuống ở thành sau họng.
b. Do môi trường: Hít thở không khí bụi hữu cơ, vô cơ, nóng khô, hơi hóa chất.
c. Do thói quen: hút thuốc, uống rượu.
d. Do bệnh dị ứng, bệnh goutte, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng, viêm gan.
2. Triệu chứng:
a. Toàn thân:
Có thể rất nghèo nàn, không sốt, không khó chịu gì. Nhưng thường hay có những đợt tái phát viêm họng cấp tính khi bị lạnh, khi cảm mạo, cúm v.v... thì lại xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau rát họng.
b. Cơ năng:
Có cảm giác ngứa, vướng trong họng hoặc khô rát, nóng trong họng, thường phải khạc nhổ luôn, ra ít đờm nhầy, có khi đóng thành vảy. Có khi có cảm giác như dị vật ở trong họng, khi nuốt nhô lên, nhô xuống hay như có khối u bất thường, hoặc như thở hụt hơi khó chịu (thường gọi là loạn cảm họng).
c. Thực thể:
Theo giai đoạn tiến triển, có thể chia làm bốn loại:
Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
Viêm họng mạn tính xuất tiết: thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
Viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dãi gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amiđan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể nầy gọi là viêm họng hạt.
Viêm họng teo: niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẩm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp, hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
3. Điều trị:
a. Điều trị nguyên nhân:
Điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có. Giảm bớt các kích thích hút thuốc lá, uống rượu. Tổ chức phòng hộ lao động tốt.
b. Điều trị tại chỗ:
Nhỏ mũi.
Rửa mũi.
Khí dung họng.
Thể viêm họng xuất tiết có thể chấm glycérine iode.
Viêm họng quá phát: đốt các hạt quá phát bằng cautère điện hoặc Nitrate bạc 10% hoặc bằng nitơ lỏng.
Viêm họng teo: phải bôi họng, súc họng bằng các thuốc kích thích (loại có iode loãng, thuốc dầu), nước khoáng.
c. Điều trị toàn thân:
Thay đổi thể trạng: Điều trị nước suối nóng, thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể.
Uống Vitamin C, A, D.

(sưu tầm)

Roi loan tien dinh - Chong mat


Rối loạn tiền đình - chóng mặt

"Rối loạn tiền đình" là tiếng dùng để dịch chữ "Vestibular dysfunction". Triệu chứng chung của rối loạn tiền đình (RLTDD) là chóng mặt, chóng mặt thật sự, nghĩa là bệnh nhân thấy bản thân mình quay hoặc cảnh vật chung quay quay, có cảm giác mất thăng bằng giống như khi ta tự quay tròn nhiều vòng rồi đột ngột dừng lại.Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể buồn nôn và ói mửa.


Y khoa phân biệt 2 nhóm rối loạn về cơ chế kiểm soát thăng bằng của cơ thể: nguyên nhân tại hệ thần kinh trung ương (não, tiểu não,thân não) và nguyên nhân ngoại biên (hệ thống tiền đình, liên hệ tới tai trong và giây thần kinh số 8).



  • rối loạn cơ chế giữ thăng bằng do nguyên nhân hệ thần kinh trung ương thì nguy hiểm (thí dụ tai biến mạch não, nghẹt máu tiểu cầu, bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), bệnh tai trong Menière, hay do bướu mọc trong thần kinh thính giác (acoustic neuroma), v..v..)

  • rối loạn do nguyên nhân ngoại biên (hệ thống tiền đình, liên hệ tới tai trong và giây thần kinh số 8) thường không nguy hiểm.


Xin kể 1 số bệnh lý:

1/ Viêm thần kinh sọ nảo số 8 (rối loạn do nguyên nhân ngoại biên).

Đây là 1 tình trạng lành tính (benign disorder), thường hay bị tái phát, thường do siêu vi trùng (virus) …, thường ở nguới trẻ tuổi hoặc trung niên. Lúc đầu có thể bị nôn, ói, chứng giật mắt (nystagmus) về phiá bên tai bị. Sau đó thì 1 ít bị nôn oí. Chứng nầy sẻ tự khỏỉ nhưng sẻ tái phát. Chứng nầy không bị ù tai, không bị giảm thính giác (hearing loss).

Thử nghiệm: Ngoài việc khám lâm sàng thần kinh kỷ lưởng , nên làm thêm : caloric testing : nhỏ nước lạ.nh, ấm vào tai để kích thích các phản ứng giật mắt (nystagmus) , electronystagmography, Chụp MRI tai và nảo để loại ra các bệnh nặng hơn như: bưóu, acoustic neuroma , thiếu máu (infarction của cuống não (brain stem), tiểu não (cerebellum)

Điều trị: vì thường là do virus nên không có trị liệu chuyên biệt, Thuôc trị chóng mặt : Antivert ( meclizine ) ,các thuốc antihistamine khác…. Anticholinergic ( scopolamine…). Xin nhấn mạnh: những thuốc tôi nêu ra đây chỉ có tính cách thông tin, bạn phải hội ý với bác sỉ của bạn đang điều trị trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

2/ Benign Paroxysmal Positional Vertigo (tạm dịch Chóng Mặt Lành Tính do tư thế) (rối loạn do nguyên nhân ngoại biên)

Đây cũng là 1 tình trạng lành tính, bị chóng mặt do 1 tư thế nào đó, thí dụ nằm 1 bên, ngẩng đầu lên để nhìn 1 cái gì đó

Nguyên nhân: thoái hoá 1 trong các cơ quan của hệ Tiền Đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ , nghẻn tắc động mạch tiền đình ..

Điều trị: Tránh nhửng tư thế gây ra chóng mă.t Nếu không khỏỉ co’thể giải phẩu tàch rời nhánh cuả thần kinh số 8 ..

3/ Meniere’s disease (bệnh tai trong) (do nguyên nhân trung ương : nguy hiểm)

Triệu chứng: chóng mặt nhiều, nôn, oí, u` tai cảm giác tai bị đầy

4/ Một số nguyên nhân khác như:

· huyết áp thấp (hypotension)

· đường huyết thấp (lượng đường trong máu thấp, hypoglycemia )

· tim loạn nhịp (cardiac arrhymia)

· phản ứng phụ cuả 1 số thuốc: đa số các thuốc trị bệnh tâm thần, 1 số thuốc trị cao áp huyết, kháng sinh loạI aminoglycoside, ...

· thiếu máu (anemia)




(Tổng hợp từ internet)